1. Thái nhỏ rác hữu cơ trước khi ủ
2. Cho mọi loại rác hữu cơ trừ xương, vỏ ốc, cua, ghẹ, nước canh...
Đặt thùng ở góc bếp hoặc cạnh bồn rửa, nơi tiện thao tác, bỏ rác khi sinh hoạt. Hoặc bất cứ chỗ nào bạn cảm thấy đẹp!
Thu dịch trà thường xuyên 2-3 ngày / lần. Nên thu hết, không để dịch trà Bokashi lưu cữu trong thùng.
Sau 2 tuần, thường rác đã đầy thùng và lên men đủ, đổ rác ra chậu đất, phủ lớp đất lên tránh ruồi muỗi và tạo môi trường tiếp tục ủ thêm 2 tuần là rác thành phân bón.
Theo pp này, bạn mua 1 lần men vi sinh EcoBIG dùng được cho > 18 tháng, cách làm như sau:
1. Nguyên liệu: 0.6 - 1kg cám gạo, 30-40 ml rỉ mật, 10 gr chế phẩm vi sinh EcoBIG, 180 - 250 ml nước sạch.
2. Trộn đều hỗn hợp khoảng 5-10 phút
3. Bỏ cám sau trộn vào hộp nhựa hoặc xô nhựa có nắp đậy kín
4. Để nơi thoáng mát, sau 5-7 ngày xuất hiện mùi thơm là thành công!
Ủ rác bokashi là cách làm phân xanh không có mùi, không có côn trùng mà chúng ta có thể thực hiện ngay trong gian bếp của mình. Đây là một cách tuyệt vời để chuyển rác thải hữu cơ thành phân bón dạng lỏng và phân xanh. Bokashi sử dụng vi khuẩn có lợi để làm lên men các phế thải trong một thùng kín hơi. Nó sẽ làm phân hủy phế thải mà không gây thối rữa hoặc mốc. Kết quả nhận được là một loại phân bón dạng lỏng (dung dịch Bokashi - trà Bokashi) và phân xanh dạng rắn đã lên men một phần (Bán hoai)
Các vi sinh có lợi này không thích ánh nắng hay ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao, nên chúng ta cần đặt thùng ở nơi thoáng mát trong nhà bếp. Nếu căn bếp của chúng ta tràn ngập ánh sáng, ánh nắng thì chúng ta có thể đặt thùng ở hộc tủ bếp, dưới ghế ...Sử dụng phương pháp ủ Bokashi không phức tạp như nuôi trùn quế, bởi vậy chúng ta có thể cho hầu hết các loại rác hữu cơ vào thùng để ủ. Tuy nhiên, cũng có 1 số thứ không nên cho vào như rác dạng nước như sữa tươi thừa, canh thừa, hoặc rác dạng cứng hầu như không phân hủy như vỏ ốc, xương động vật, cây gỗ ... Ngoài ra trong điều kiện sinh hoạt mở - đóng nắp thùng hàng ngày, sẽ không thể có điều kiện yếm khí hoàn toàn nên cũng phải hạn chế cho nhiều thịt, cá vào thùng ủ, vì những thực phẩm này nguy cơ thối rữa khá cao.
Cũng vậy, các loại rác đã có mùi thối rữa cũng không nên cho vào. Đây là loại rác chứa nhiều vi sinh gây mùi (tỉ lệ đã rất đậm đặc), nên khi cho các loại rác này vào chúng ta cần 1 lượng vi sinh lớn để át chế vi khuẩn đó, điều này là gây lãng phí, không cần thiết.Các rác thải hữu cơ nên được thái nhỏ để tăng tốc độ ủ, và dùng nắp nén rác nén thật chặt rác xuống thùng, việc nén này vừa làm tăng không gian thùng ủ rác, vừa làm môi trường rác trở nên yếm khí hơn, nhanh lên men hơn. Ngoài ra nắp nén rác còn giúp ngăn ngừa 99% hơi nước bốc lên từ quá trình lên men, bám vào nắp thùng và sẽ chảy ra sàn nhà khi chúng ta tiến hành cho thêm rác vào ủ - đây là lợi thế riêng có của thùng Eco Bokashi.
Một lưu ý cực kì quan trọng trong quá trình lên men rác hữu cơ là việc đậy thật kín nắp thùng không để không khí vào. Mỗi ngày nên hạn chế số lần mở thùng cho rác vào để thùng đạt trạng thái lên men yếm khí một cách tốt nhất. Một mẹo mách nhỏ là bạn nên dồn rác vào cuối ngày và mở nắp thùng cho rác 1 lần duy nhất.
Thùng được thiết kế nhỏ gọn (khoảng 20.5 lít) sẽ làm không ít người trong chúng ta cảm thấy như thế là không đủ. Nhưng chúng ta cũng phải rõ rằng thùng Bokashi ít khi được thiết kế to (thường từ 5-21 lít) vì thói quen sử dụng của chúng bao gồm:
- Nhỏ thì mới xinh, ngoài ủ rác còn trang trí căn bếp, không chiếm diện tích của các thiết bị gia dụng khác.
- Di chuyển dễ dàng để dọn dẹp nhà cửa.
- Dễ vệ sinh thùng như cọ rửa sau mỗi lần ủ rác hoàn thành.
- Quan trọng nhất là các việc này thường được thực hiện bởi chị em, thùng to mà đầy rác đã ủ sẽ nặng, thật vất vả để xách lên sân thượng trồng trọt.
Vậy, rác nhà tôi sẽ thừa bỏ đâu? là câu hỏi được hỏi nhiều nhất! Theo quan điểm của chúng tôi, SỐNG XANH bao gồm hạn chế rác thải một cách thoải mái nhất về tinh thần chứ không phải là tìm mọi cách để xử lý hết đống rác. Nếu rác quá nhiều, chúng ta sẽ phải tự hỏi: Làm thế nào để xả ít rác hơn được không? và khi đã hạn chế rác thải ra môi trường, điều đó đồng nghĩa là rất tốt.
Cũng lại một câu hỏi về quá trình sử dụng thùng Bokashi là khi đầy thì chôn nó xuống đất, vẫn phải đợi 2 tuần mới trồng cây được. Là bởi mấy lý do sau:
- Rác hữu cơ ủ bokashi là lên men rác ở tình trạng bán hoai, đây là dạng làm thức ăn rất tốt cho các sinh vật khác trong đất chứ chưa thực sự đã là phân. Bởi vậy, chúng cần thêm thời gian để chuyển hóa thành phân thì cây mới hấp thụ được.
- Thùng có dung tích nhỏ, thường 2 tuần sử dụng là đầy thùng, nếu chúng ta phải chờ thêm 2 tuần nữa thì rác hàng ngày bỏ vào đâu? Bởi vậy cần giải phóng thùng để tạo ra quá trình ủ rác mới - tăng sự hiệu quả.
Vậy tại sao cứ phải chôn? Bởi rác này đã bán hoai, quá trình ủ lại cho rác mới - rác cũ lẫn lộn không phân hủy đều, khi đổ rác và phủ 1 lớp đất lên trên giúp tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh có lợi phát triển tiếp để phân hủy rác nhanh hơn, ngoài ra còn che ánh nắng mặt trời tiêu diệt vi sinh trong rác ủ và ngăn côn trùng tìm đến bâu vào, đặc biệt là ruồi.
Trên đây là tất cả những gì về Bokashi - 1 tiện tích trong gian bếp, giúp tiết kiệm công đổ rác, sinh hoạt thuận lợi, tạo ra lượng phân tốt cho trồng trọt với chi phí vận hành cực rẻ (< 15K / tháng). Ngoài ra còn có tác dụng giáo dục con cái trân trọng từ những giá trị nhỏ nhất, không có gì là vô giá trị, là vứt đi cả nếu chúng ta biết tận dụng chúng 1 cách đúng đắn và có trách nhiệm với cộng đồng, với những gì chúng ta tạo ra (như rác) - đây chính là nền tảng xây dựng giá trị đạo đức cho con cái sau này!